Quá trình hình thành Luật_Nhân_đạo_quốc_tế

Khởi đầu từ Công ước Geneve lần thứ nhất năm 1864, Luật Nhân đạo ngày nay đã phát triển qua nhiều thời kỳ, mà tất cả thường là sau những biến cố mà hết sức cần thiết phải có luật để đáp ứng các nhu cầu cao chưa từng có về cứu trợ nhân đạo cho nạn nhân của sự phát triển các loại vũ khí và các kiểu xung đột mới. Dưới đây là những Hiệp định cơ bản được liệt kê theo trình tự thời gian thông qua:

1864: Công ước Geneve về cải thiện điều kiện các thương binh trên chiến trường

1868: Tuyên bố Xanh Pê-téc-bua (cấm sử dụng một số loại vũ khí tên lửa trong chiến tranh).

1899: Công ước La-hay tôn trọng các đạo luật và những tập quán liên quan đến chiến tranh và vận dụng những nguyên tắc của Công ước Giơ- ne-vơ năm 1864 cho chiến tranh trên biển.

1906: Kiểm điểm và phát triển Công ước Genève 1864

1907: Kiểm điểm lại và phát triển Công ước La-hay năm 1899 và thông qua các Công ước mới.

1925: Nghị định thư Genève về việc cấm sử dụng chất gây ngạt, chất độc hoặc các loại khí độc hại hoặc sử dụng vũ khí vi trùng trong chiến tranh.

1929: Hai Công ước Genève:

- Kiểm điểm và phát triển các Công ước Genève năm 1906

- Công ước Genève liên quan tới việc đối xử với tù binh chiến tranh (mới)

1949: Bốn Công ước Geneve:

I - Cải thiện tình trạng cho thương binh và bệnh binh thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ

II - Cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh và những người đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang trên biển

III - Đối xử với tù binh chiến tranh

IV - Bảo vệ thường dân trong thời gian chiến tranh (mới)

1954: Công ước La-hay bảo vệ các tài sản văn hóa khi xảy ra xung đột vũ trang.

1972: Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ các loại vũ khí vi trùng (sinh học) và vũ khí độc hại cũng như về sự hủy diệt của các loại vũ khí đó.

1977: Hai nghị định thư bổ sung cho bốn Công ước Genève. Hai Nghị định thư này củng cố việc bảo hộ các nạn nhân của xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế (Nghị định thư 1) và trong xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế (Nghị định thư II).

1980: Công ước về cấm hoặc hạn chế việc sử dụng một số loại vũ khí công ước – là những loại vũ khí có thể gây nên số thương vong quá mức hoặc có thể gây ra những hậu quả không lường hết được bao gồm:

- Nghị định thư I về những mảnh vỡ không phát hiện được.

- Nghị định thư II về cấm hoặc hạn chế sử dụng mìn, bẫy chông hoặc các loại vũ khí khác.

- Nghị định thư III về việc cấm hoặc hạn chế sử dụng những vũ khí gây cháy.

1993: Công ước về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí hóa học và về sự hủy diệt của chúng.

1995: Nghị định thư liên quan tới các loại vũ khí la-de gây mù mắt (Nghị định thư IV mới đối với Công ước 1980)

1996: Nghị định thư về cấm hoặc hạn chế sử dụng mìn, bẫy chông và các loại vũ khí khác (Nghị định thư II được sửa đổi đối với Công ước năm 1980).

1997: Công ước về cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất và chuyển giao các loại mìn sát thương cá nhân và về sự hủy diệt của chúng.